• :
  • :
CHÀO MỪNG BẠN ĐẾN VỚI CỔNG THÔNG TIN ĐIỆN TỬ CỦA TIÊU ĐỀ WEBSITE
A- A A+ | Tăng tương phản Giảm tương phản

KĨ NĂNG HOẠT ĐỘNG NGOẠI KHÓA TRUNG HỌC PHỔ THÔNG

Hoạt động ngoại khóa có thể coi như một hình thức để đánh giá học sinh theo quan điểm phát triển toàn diện và càng có ý nghĩa hơn nếu các hoạt động ngoại khoá có tác động trở lại, giúp học sinh có thêm hứng thú, niềm vui trong học tập, rèn luyện đạo đức. Chất lượng học tập sẽ cao, kích thích được hứng thú học tập, nhu cầu, khả năng độc lập, tích cực tư duy của học sinh. Vì vậy, với mong muốn tìm hiểu sâu hơn về các hoạt động ngoại khóa nói chung, hoạt động ngọai khóa môn hóa học nói riêng, chúng tôi thực hiện nội dung: “KĨ NĂNG HOẠT ĐỘNG NGOẠI KHÓA HÓA HỌC TRUNG HỌC PHỔ THÔNG”.

KĨ NĂNG HOẠT ĐỘNG NGOẠI KHÓA TRUNG HỌC PHỔ THÔNG

KĨ NĂNG HOẠT ĐỘNG NGOẠI KHÓA TRUNG HỌC PHỔ THÔNG

I) Khái niệm hoạt động ngoại khóa hóa học:
- Hoạt động ngoại khóa nói chung là khái niệm chỉ hoạt động giáo dục ngoài giờ học chính thức dựa trên tính chất tự nguyện của người tham gia. Có thể là một buổi thảo luận, là sinh hoạt các câu lạc bộ thể thao, hóa học, toán học, ngoại ngữ…
- Hoạt động ngoại khóa hóa học là hoạt động ngoại khóa có lồng ghép kiến thức liên quan đến hóa học nhằm củng cố, mở rộng kiến thức hóa học.
II) Đặc điểm của hoạt động ngoại khóa hóa học:
- Do sự hạn chế của thời gian lên lớp trong chương trình chính khóa , đồng thời với sự gia tăng không ngừng của tri thức đã làm xuất hiện mâu thuẫn giữa nhu cầu nhận thức của học sinh với ké hoạch của chương trình. Để giải quyết mâu thuẫn này, người ta tổ chức các hoạt động ngoại khóa nhằm tạo điều kiện cho mỗi học sinh có thể mở rộng, đào sâu kiến thức, phát triển những hứng thú, năng lực cá nhân.
- Họat động ngoại khóa có các đặc điểm sau:
+ Họat động ngoại khóa được thực hiện ngoài giờ học, nó không mang tính bắt buộc mà tùy thuộc vào hứng thú, sở thích nguyện vọng của mỗi học sinh trong khuôn khổ khả năng và điều kiện có được của nhà trường.
+ Họat động ngoại khóa có thể được tổ chức dưới nhiều dạng: dạng tập thể cả lớp, dạng nhóm theo năng khiếu…
+ Họat động ngoại khóa có thể được tổ chức theo nhiều hình thức khác nhau: tổ chức ngoại khóa, câu lạc bộ hóa học, cuộc thi hóa học vui…
+ Hoạt động ngoại khóa môn hóa học do giáo viên chuyên ngành hóa học tổ chức, thực hiện.
 III) Mục đích, nhiệm vụ cơ bản của hoạt động ngoại khóa hóa học:
- Hỗ trợ đắc lực cho mục tiêu đào tạo của nhà trường.
- Phát triển hứng thú học tập hóa học, nâng cao, mở rộng kiến thức, kĩ năng thực nghiệm, hóa học.
- Phát triển tính sáng tạo, trí thông minh của học sinh trong việc giải quyết các vấn đề khoa học.
- Chuẩn bị hướng nghiệp, phát hiện và bồi dưỡng thiên hướng, tài năng hóa học.
- Huy động học sinh tham gia các hoạt động có liên quan đến nội dung hóa học, xây dựng phòng thí nghiệm, đồ dùng dạy học, bảo vệ môi trường,…
- Tổ chức vui chơi giải tri một cách bổ ích, trí tuệ.
Như vậy, hoạt động ngoại khóa có tác dụng trí dục, giáo dục rất lớn đối với học sinh.
IV) Nguyên tắc của hoạt động ngoại khóa hóa học:
- Đảm bảo tính mục đích và tính kế hoạch: các hoạt động ngoại khóa phải được lên kế hoạch, chỉ rõ mục đích, nội dung, hình thức và thời gian thực hiện.
- Đảm bảo tính thích hợp và hiệu quả: kế hoạch hoạt động phải vừa sức và đủ điều kiện để thực hiện thống nhất giữa nội dung ngoại khóa và chương trình nội khóa.
- Đảm bảo sự thống nhất của yêu cầu của giáo viên với sự tự nguyện, chủ động và hứng thú, nhu cầu học hỏi của học sinh. Tự nó sẽ là nguốn lực để động viên học sinh tích cực tham gia.
- Nội dung hoạt động ngoại khóa phải linh hoạt, phong phú, cấn đối giữa các loại hình hoạt động: tập thể, nhóm, cá nhân.
- Huy động được sự giúp đỡ của nhà trường, đoàn thể, địa phương và hội phụ huynh học sinh. Có sự quan tâm, chỉ đạo sâu sắc của ban giám hiệu và thầy cô, có sự hỗ trợ về kinh phí tổ chức.


Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá
Click để đánh giá bài viết